Giáo dục

Mạnh tay chất lượng đầu vào trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018

Rate this post

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và đạo tạo, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 có nhiều thay đổi. Cụ thể như sau tổng số chỉ tiêu ngành sư phạm năm nay giảm tới 38%, các cơ sở đào tạo được tự quyết xác định điểm sàn tuyển sinh, các thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng đăng ký xét tuyển…, mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay liệu có sự thay đổi mạnh mẽ trong chất lượng đầu vào hay không? Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những liệu pháp gì đối với các trường đại học, cao đẳng khi cố tình hạ thấp điểm sàn để tuyển được nhiều sinh viên mà không quan tâm tới chất lượng đầu vào, không đầu tư cho chất lượng đào tạo?

Hiệu ứng đám đông

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố, năm nay tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng gần 6.000 thí sinh (tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm nay là 455.000 thí sinh) so với chi tiêu của năm 2017, đồng thời số hồ sơ đăng ký xét tuyến ở các nhóm ngành vẫn tiếp tục có sự chênh lệch khá lớn. Chủ yếu số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018 là ở các nhóm ngành về kinh tế, kinh doanh…

Trong các kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm trước thì khối ngành kinh tế, kinh doanh đang là thường được các thí sinh chọn lựa vì các em cho rằng kinh doanh, kinh tế là xu hướng phát triển của đất nước, đây là ngành nghề học xong sẽ dễ xin được việc làm hơn so với các ngành khác. Tỷ lệ hồ sơ ở các nhóm ngành này thường chiếm phần lớn trong tổng số hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng (trên 32%) thì năm nay trong tổng số hơn 2,7 triệu hồ sơ đăng ký xét tuyển trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 thì tỷ lệ hồ sơ nhóm ngành kinh tế là 26%, tỷ lệ hồ sơ nhóm ngành kinh doanh là 30%. Có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh đã có sự thay đổi đáng kể, hiệu ứng lựa chọn ngành nghề theo hiệu ứng đám đông

“Ban đầu con gái tôi kiên quyết đăng ký xét tuyển vào ngành kinh tế trình độ đại học, vì nhóm bạn thân đều có nguyện vọng như vậy. Tôi đã phải mất khá nhiều thời gian tâm sự và nói chuyện với cháu bởi lực học của cháu ở các môn khoa học tự nhiên chưa vững. Sau đó cháu đã đồng ý đăng ký nguyện vọng học cao đẳng nghề. Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với trình độ học tập bé sẽ dễ dàng thi đỗ hơn và công việc sau này cũng sẽ dễ dàng hơn vì ở địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn, nhu cầu tuyển dụng lao động cao…”. Một phụ huynh của học sinh trường THPT Cao Thắng cho biết.
Trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2018 số hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm năm giảm 29% so với năm trước (125 nghìn hồ sơ) chứng tỏ các thí sinh đã cân nhắc kỹ lưỡng về năng lực và các tố chất cần thiết khi đăng ký vào ngành sư phạm.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng tràn lan

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho các cơ sở đào tạo tự quyết trong việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, cụ thể là tự xác định tổ hợp các môn tuyển sinh với các ngành nghề. Từ kẽ hở đó đã có một số cơ sở xây dựng đề án tuyển sinh là tổ hợp các môn không liên quan với ngành nghề đào tạo nhằm tạo điều kiện cho nhiều thí sinh có khả năng thi tuyển vào các ngành nghề mong muốn dù học lực chưa đủ vững.

Điển hình như có một số cơ sở đã dùng tổ hợp C01 (ngữ văn, toán, vật lý) để xét tuyển ngành quản trị kinh doanh, C14 (gồm ngữ văn, toán, giáo dục công dân) để xét tuyển vào các ngành công nghệ thông tin, kế toán; Thậm chí, có cơ sở còn dự kiến dùng tổ hợp C00 để tuyển sinh vào các ngành đòi hỏi chuyên môn tính toán như kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật kinh tế…
Việc tạo điều kiện thi tuyển các ngành nghề cho các thí sinh là điều đáng mừng tuy nhiên điều đó có đảm bảo chất lượng đầu vào, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra hay không? Chất lượng đào tạo sẽ ra sao khi sinh viên vào trường phải học “trái tay”, không có sở thích, không có năng lực học các môn đáp ứng yêu cầu của ngành nghề đào tạo?
Nắm bắt được thông tin về việc các tổ hợp không đúng với ngành được xét tuyển, Bộ giáo dục và đào tạo đã yêu cầu các trường đại học, cao đẳng báo cáo, giải trình căn cứ, quy trình đào tạo… khi đưa các tổ hợp lạ vào xét tuyển cho các ngành nghề đào tạo.

Đối với các cơ sở thuộc diện này, nếu không giải trình được, không có căn cứ xác đáng, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ rà soát, giám sát quá trình hoạt động của trường; thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, việc tuân thủ các quy định về tuyển sinh, chất lượng “đầu ra” và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp…

Những cơ sở cố tình “xé rào” để tuyển sinh, không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo và vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động sẽ bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí sẽ bị yêu cầu dừng tuyển sinh.

Cập nhật thông tin về tuyển sinh đại học, cao đẳng nhanh nhất xin vui lòng truy cập Tại đây