Mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú?
Để nhiều sữa cho con bú mẹ cần xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vậy mẹ ăn gì để nhiều sữa cho con bú? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Nội dung tóm tắt
Nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ đang nuôi con bú là bao nhiêu?
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú bằng sữa mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bao gồm các dưỡng chất như:
- Năng lượng: Một ngày trung bình mẹ sẽ cho con bú từ 750 – 850ml, điều này tương đương với 502 – 570kcal/ ngày. Như với các bà mẹ cần tập trung bổ sung năng lượng để từ đó đáp ứng nhu cầu của dinh dưỡng và có đủ lượng sữa cho trẻ bú.
- Protein: Trong 6 tháng đầu đời của trẻ cần tăng thêm so với người trưởng thành là 20 – 25 gam/ ngày. Ở 6 tháng tiếp theo sẽ tăng thêm 17g/ ngày.
- Lipid: Đối với phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cần tăng nhu cầu lipid lên đến 20 – 25%, tối đa không vượt quá 30%.
- Vitamin: Cơ thể mẹ cần bổ sung các vitamin nhóm B2, C, folate, Vitamin A mỗi ngày.
- Chất khoáng: Để nhiều sữa cho trẻ bú cần chú ý bổ sung chất khoáng như sắt, canxi, kẽm…
Chế độ dinh dưỡng để mẹ có nhiều sữa
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng giữa các nhóm sẽ giúp ích rất nhiều đến chất lượng và số lượng sữa của mẹ. Cụ thể chế độ dinh dưỡng cân có của phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ như:
Cân bằng chất dinh dưỡng ở khẩu phần ăn
Một bữa ăn cần có đủ nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, chất bột đường, chú ý đặc biệt bổ sung Vitamin, khoáng chất và sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm hàng ngày.
Khi được cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết sẽ giúp cơ thể mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, bên cạnh đó tăng lượng sữa.
Chia ăn thành nhiều bữa trong ngày
Một ngày các mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ từ 5 – 6 bữa bao gồm cả bữa chính và bữa phụ.
Việc chia nhỏ bữa ăn cơ thể không phải nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể và hấp thu tốt nhất những chất dinh dưỡng trong thực phẩm được cung cấp từ đó giúp duy trì các hoạt động và sự phát triển của cơ thể.
Cách chế biến đa dạng
Mẹ nên chế biến những món ăn bằng cách hấp, luộc để phòng tránh nguy cơ béo phì và hạn chế tối đa các món ăn sống, nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Cách chế biến khoa học sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất và phòng tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mẹ ăn gì để nhiều sữa sau sinh?
Dưới đây sẽ là những thực phẩm mẹ sau sinh nên sử dụng để có nhiều sữa sau sinh:
Nước lọc và sữa
Sữa mẹ có đến 90% là nước nên việc bổ sung đủ lượng nước và sữa cho cơ thể mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho cả cơ thể mẹ và lượng sữa để trẻ bú. Đồng thời có thể tăng cường các hoạt động trao đổi chất và duy trì tốt nhất nguồn sữa nhiều và chất lượng cho cơ thể.
Mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 3 lít nước bao gồm cả nước, canh, sữa, hoặc nước ép…
Để gia tăng chất lượng sữa để cho con bú tốt nhất mẹ nên uống sữa ấm hoặc nên uống nước trước khi cho con bú trước khoảng 30 phút. Bên cạnh đó mẹ thực hiện massage bầu ngực hoặc dùng khăn ấm để kích thích cho sữa xuống nhiều và nhanh hơn.
Dùng các loại thịt
Các loại thịt bao gồm: thịt heo nạc, thịt gia cầm, thịt bò… có chứa rất nhiều đạm, những loại vitamin và khoáng chất đều là các thực phẩm rất tốt cho lợi sữa.
Ngoài ra việc dùng các loại thịt trong thực phẩm ăn còn rất bổ máu từ đó hồi phục tốt sức khỏe và nhanh chóng nhất.
Rau ngót
Trong Đông Y rau ngót có tính mát chứa rất nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin A, Vitamin C, sắt, chất xơ, đạm… nên sẽ có tác dụng giúp sữa mẹ đặc, mát, con tăng cân.
Nếu thường xuyên sử dụng rau ngót sau khi sinh còn giúp mẹ làm sạch tử cung nhanh chóng, hạn chế trường hợp sót nhau thai và chống viêm nhiễm hiệu quả nhất có thể.
Xem thêm:
- Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sữa mẹ
- Nên ăn gì để sữa mẹ mát con tăng cân?
Rau má
Rau đay, rau má, rau ngót, măng tây… đều được rất nhiều các chị em phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng để làm thực phẩm lợi sữa. Các loại rau có thể nấu cùng với tôm, thịt. Rau má sẽ được sử dụng ép nước sinh tố để có lượng sữa nhiều cho con bú.
Ngoài tác dụng lợi sữa rau má còn giúp giải nhiệt cơ thể, nhuận tràng và lợi tiểu. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng rau má bởi có tình hàn sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mướp
Mướp là loại thực phẩm khá phổ biến trong bữa cơm mùa hè tại Việt Nam và có thể dễ dàng mua ở các siêu thị, chợ với giá thành rẻ.
Theo các chuyên gia mướp có rất nhiều tác dụng kích thích quá trình tiết sữa để nhiều hơn và hạn chế tình trạng tắc tia sữa, giải nhiệt, giảm căng tức ngực.
Mướp có thể chế biến thành nhiều món ăn như mướp nấu canh, mướp xào…
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một trong những thực phẩm giúp lợi sữa rất tốt không nên bỏ qua. Đu đủ có thể nấu các món ăn như hầm chung với móng giò, nấu súp, nấu canh, nấu cháo…
Trong đu đủ có chứa hormone oxytocin làm tăng tiết sữa sẽ giúp cho sữa mẹ về nhiều hơn. Nếu không muốn ăn đu đủ xanh mẹ có thể sử dụng đu đủ chín để thay thế ăn sống hoặc say sinh tố.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt chia, hạt mè, hạt bí ngô… có chứa rất nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo tốt omega 3, giàu canxi, estrogen thực vật, phytoestrogen… nên rất tốt cho mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi ăn mẹ có thể sử dụng ăn xen kẽ hoặc trộn lẫn với sữa chua để ăn.
Các loại đậu
Trong các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành có chứa hàm lượng lớn các chất xơ, chất đạm, canxi, vitamin B để từ đó kích thích tuyến sữa hoạt động tốt, tăng cường chất lượng nguồn sữa.
Các loại gạo và ngũ cốc
Thường xuyên ăn các loại gạo (gạo lứt, gạo nếp…), ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch…), hạt ý dĩ (còn gọi là bo bo) sẽ giúp cho sữa mẹ được tăng cường chất lượng sữa và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mẹ, và qua sữa trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại thực phẩm lợi sữa khác cho mẹ sau sinh như móng giò, chè vằng, nước mè đen, nghệ, hồng xiêm, nhãn, chuối, vú sữa, sung…
Chắc hẳn qua thông tin bài viết ở trên bạn đọc sẽ có nhiều thông tin giải đáp thắc mắc: Mẹ ăn gì để nhiều sữa? từ đó có kế hoạch ăn uống phù hợp, lành mạnh, tuy nhiên ngoài việc ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp như massage bầu ngực, tiếp xúc da kề da với trẻ, cho con bú nhiều… để sữa về sớm và nhiều hơn.