Tin tức

Những cách nuôi con giấm hiệu quả và đơn giản dễ làm

Rate this post

Trong nền ẩm thực, từ lâu giấm đã được biết đến như một gia vị quan trọng.  Để làm ra các loại giấm táo, giấm gạo hay bất kì loại giấm nào thì điều đầu tiên là phải cần con giấm. Cùng tìm hiểu cách nuôi con giấm hiệu quả và đơn giản dễ làm qua bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Con giấm nuôi là con gì?

Con giấm nuôi thực chất là lớp men vi sinh, tập hợp những vi khuẩn acetic vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. Ta chỉ có thể thấy một lớp trắng nổi dày trên mặt hũ giấm khi đã lên men. Chúng sẽ ngày càng dày và lớn hơn nếu nuôi chúng càng lâu.

Chúng ta gọi lớp men này là con giấm là vì ông bà ta có thể làm chúng “ mập và lớn lên” nhờ “nuôi” và khi càng lớn càng cho nhiều giấm hơn.

Con giấm nuôi có ăn được không?

Giam-tot-cho-suc-khoe
Giấm tốt cho sức khỏe

Xem ngay: nuôi con kiểu Nhật để biết các phương pháp hay

Ở các nước trên thế giới và Việt Nam cũng vậy, con giấm được tạo nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Con giấm có thể tạo ra từ táo, dừa, chuối,… và tạo ra chất lỏng có vị chua, thành phần chủ yếu là axit axetic và nước.

Thông thường người làm giấm bằng cách lên men rượu etylic kết hợp với một loại trái cây để tạo ra giấm táo, giấm chuối, giấm dừa,… Chì vì thế, giấm mang lại nhiều công dụng cho đời sống và sức khỏe.

Những cách nuôi con giấm hiệu quả

Làm giấm nuôi từ chuối

Giấm chuối được rất nhiều người ưa chuộng và khá nổi tiếng. Giấm có vị thơm dịu của chuối, vị chua không quá gắt mà cũng không nồng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5-6 quả chuối chín, 1 quả dừa tươi, đường trắng,100ml rượu gạo, nước lọc và bình thủy tinh. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Ta cần cắt chuối thành những khoanh nhỏ tầm 1cm.
  • Bước 2: Cho nước dừa tươi, rượu, chuối và đổ nước lọc chừng khoảng 8/10 bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, sau đó sử dụng vải và nắp bình buộc thật kỹ.
  • Bước 3: Tiếp đó, bạn cần đặt hũ giấm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thời gian ủ khoảng 60 ngày.
  • Bước 4: Khi thấy trên nắp bình có một lớp men vi sinh mỏng màu trắng đục thì bạn đã thành công tạo ra con giấm chuối. Để càng lâu chúng sẽ càng lớn và tạo ra giấm rất thơm và ngon. Sau khi sử dụng hết bạn có thể giữ con giấm cái và bã chuối lại để ngâm đợt tiếp theo.

Cách làm giấm nuôi từ dừa

Giấm dừa rất ngon và thường được những người đam mê làm bánh ưa chuộng bởi vì mùi thơm, ngậy và chua không quá gắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 trái dừa, 100ml rượu trắng, 2 lít nước lọc và một bình thủy tinh. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, ta cần vệ sinh bình thủy tinh thật sạch sẽ.
  • Bước 2: Sau đó ta cho tất cả hỗn hợp gồm rượu trắng, nước lọc và nước dừa tươi vào bình thủy tinh và khuấy thật đều tay.
  • Bước 3: Dùng vải và nắp bình, đậy thật kỹ và bảo quản ở nơi thoáng mát. Ít nhất khoảng 60 ngày giấm mới có thể sử dụng được. Khi sử dụng hết bạn chỉ cần thêm rượu, nước dừa và nước lọc tỉ lệ như cũ để làm mẻ mới.

Làm giấm nuôi từ bia

Giam-bia
Giấm bia

Click ngay: nuôi con tu hú để biết cách nuôi hiệu quả

Con giấm được làm từ bia cho ra nước giấm có vị rất độc lạ, rất thơm vị bia và vị chua nhẹ không quá gắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lít bia hơi, đường trắng và một lọ thủy tinh để đựng giấm. Cách làm như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bình thủy tinh và cho bia hơi vào, cho vào bình 3 thìa đường trắng và khuấy đều cho đến khi tan hết đường.
  • Bước 2: Sử dụng vải để đậy bình vì cần không khí lọt vào để lên men, không thì giấm sẽ bị hỏng. Sau độ khoảng 10-15 ngày bia sẽ lên men và xuất hiện một lớp màng nổi lên. Đó chính là con giấm cái.
  • Bước 3: Sau đó ta có thể cắt vài lát trái cây khác nhau như chuối, dừa,…cho vào bình. Khoảng 1-2 ngày sau ta sẽ có bình giấm vừa có vị bia, vừa có vị trái cây rất tuyệt.

Trên đây là cách nuôi con giấm hiệu quả và đơn giản dễ làm. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.